123win online Trận cầu thương mến dành cho cựu danh thủ Phan Hữu Phát
Vài năm qua, cựu danh thủ Phan Hữu Phát gần như ở ẩn một mình cô quạnh, khi thì xuôi Đồng Tháp, lúc xuống Vũng Tàu. Đến khi bệnh tim trở nặng quá, anh mới về lại Sài Gòn, không may lại bị suy thận. Phan Hữu Phát giấu bệnh của mình, ai hỏi cũng nói không sao đâu. Anh không muốn làm phiền bạn bè thân hữu.
Clip: NSND Việt Anh khoác áo Sở Công Nghiệp đá bóng từ thiện
Chỉ đến khi cựu tuyển thủ Đặng Trần Chỉnh, đàn em ruột của cựu danh thủ vang bóng một thời ở Cảng Sài Gòn gặng hỏi mãi, Phát mới nói anh bệnh nặng lắm, tim, gan, mật bị tổn thương, giờ phải chạy thận, mà chi phí ban đầu đã hết 100 triệu đồng, phải nhờ bác sĩ ứng trước 50 triệu đồng.
Những kỷ niệm không thể nào quên về tiền đạo Phan Hữu Phát
Những cuộc điện thoại xót xa nối dài, cựu thủ môn Nguyễn Hồng Phẩm chia sẻ với NSND Việt Anh, cùng người bạn nối khố Trần Văn Phổ, từng ăn tập bóng đá với Phan Hữu Phát, lên ý tưởng tổ chức một trận cầu quyên góp hỗ trợ cho cựu danh thủ vượt qua cơn hiểm nghèo.
Tiền đạo Phan Hữu Phát (hàng đứng, thứ hai từ phải qua) trong một trận cầu thiện nguyện với đồng đội cũ Cảng Sài Gòn. Ảnh: TL.
Anh Phổ bùi ngùi kể: “Phát sinh năm 1962, cầm tinh con Cọp, to khỏe, đẹp trai, tài hoa và đào hoa. Ai ngờ đâu đùng một cái, Phát lăn ra bệnh. Nhớ những ngày còn nhỏ, mới có mười mấy tuổi, Phát đá phong trào cho đội Hải sản ở sân Lam Sơn gần nhà trên đường Trần Bình Trọng, Quận 5 không ai chịu nổi.
Tôi nhớ ông Tam Lang khi ấy huấn luyện Cảng Sài Gòn tình cờ bắt gặp thằng bé chơi bóng hay quá, liền mang về CLB cho tập đội trẻ, rồi sau đó tham gia lớp Năng khiếu nghiệp vụ. Sự nghiệp Phát không dài, nhưng rất nổi tiếng ở giai đoạn 1982-1988. Phát tài giỏi và bản lĩnh, là chiếc cầu nối cho thời chuyển giao thế hệ của Cảng Sài Gòn”.
Cựu tuyển thủ Nguyễn Văn Thành (Thành “gù” của Hải Quan) nhớ lại: “Những năm đầu thập niên 80, Phan Hữu Phát lên tập trung tuyển TP.HCM đá cặp tiền đạo với tôi. Phát “quái” lắm, có bóng trong chân thì đừng hòng ai cướp. Hồi đó, Phát hay đạp chiếc xe cọc cạch chở tôi từ nhà đến sân Thống Nhất tập xong rồi về vét túi nhau ăn hủ tíu gõ. Trận cầu đáng nhớ nhất của chúng tôi là tuyển TP.HCM đá với CLB Dinamo Kiev của Liên Xô, cậu em chuyền cho tôi ghi hai bàn, rồi Phát ghi bàn còn lại để hòa nhau 3-3. Khán giả đông nghẹt cứ mỗi lần Phát có bóng là vang lên những tiếng trầm trồ”.
Ngôi sao tài hoa vang bóng một thời của Cảng Sài Gòn. Ảnh: VB.
Cựu hậu vệ Đinh Ngọc Nghĩa (Nghĩa “trắng” của CA TP.HCM) xuýt xoa: “Thời Phan Hữu Phát đá tiền đạo những năm đầu 1980 không có đối thủ. Nhớ một lần, tôi hỏi hậu vệ Đoàn Ngọc Tuấn của Thể Công hay đá với các đội bóng phía Nam thì ngại nhất chân sút nào. Tuấn không cần suy nghĩ liền nói ngay: Phan Hữu Phát”.
Cựu hậu vệ Trần Bá Phúc (CA TP.HCM) nhớ “đòn độc” của đàn anh Phan Hữu Phát: “Cú gài bóng của anh Phát là độc nhất vô nhị. Đối phương rất ghét và cũng rất sợ mỗi khi Phát giữ bóng, với cái… mông đưa ra sau một cách thông minh cùng gót giày trừng phạt. Anh nổi tiếng đến nỗi các hậu vệ không bao giờ có ý định chơi xấu”.
Phan Hữu Phát hảo hán và chiếc áo số 18
Cựu thủ môn Nguyễn Hồng Phẩm trân trọng danh thủ Phan Hữu Phát không chỉ hào hoa trên sân bóng mà còn rất hảo hán trong đối đãi với anh em đồng môn, cả ngoài đời thường: “Anh Phát sống thật, chí tình chí nghĩa với bạn bè. Mọi người quý Phát ở tấm lòng và cánh tay luôn giang rộng về phía anh em, sẵn sàng chở che, bênh vực họ đến cùng. Ai cũng biết anh Phát có khí chất ngay thẳng, ngang tàng và hảo hán”.
Thời hoàng kim của chân sút lẫy lừng Phan Hữu Phát thập niên 80. Ảnh: TL.
Cựu tuyển thủ Trương Tấn Hải tự hào khi còn tập năng khiếu, có thời… nhặt bóng cho đàn anh Phan Hữu Phát đá: “Hồi nhỏ đứng ở bìa sân xem anh Phát chơi bóng đã lắm, có lúc mình quên cả nhặt bóng. Vừa lên đội lớn Cảng Sài Gòn, câu nói đầu tiên của tôi với HLV Tam Lang là xin mặc chiếc áo số 18 của đại ca Phát”.
Nhà báo Nguyễn Nguyên có hơn 30 năm lăn lộn với bóng đá từng viết rất nhiều bài về tiền đạo Phan Hữu Phát, có nhiều chi tiết độc đáo: Hồi đấy, cái tên Phan Hữu Phát mặc áo số 18 là nỗi khiếp sợ của các hàng phòng ngự bởi chàng cầu thủ tài hoa này không chỉ rất khéo với đôi chân ma thuật mà còn nổi tiếng lì và không ngại những hậu vệ đá đau, đá láo.
Tôi còn nhớ năm 1990 khi đến Trường Nghiệp vụ thể thao TP.HCM tìm hiểu về các lứa cầu thủ năng khiếu như Liêm Thanh, Đỗ Khải, Trần Minh Chiến, Nguyên Chương… thì rất nhiều cầu thủ trẻ tự hào xưng mình là em anh Phát “Cảng” (Phan Hữu Phát đá đội Cảng Sài Gòn).
Phan Hữu Phát (hàng ngồi, đầu tiên bên trái) trong màu áo nổi tiếng Cảng Sài Gòn. Ảnh: TL.
Sau này chính những cầu thủ đã thành danh đấy thuật lại họ mê anh Phát không chỉ bởi tài năng của một cầu thủ có lối chơi thông minh, sáng tạo, đậm chất kỹ thuật mà còn bởi sự lì đòn. Thậm chí, họ còn mê cả cái cá tính của một ngôi sao ương ngạnh không chịu thua ai, sẵn sàng lên tiếng bảo vệ anh em, đồng đội, bật lại những HLV thiếu công bằng hay đồng đội sai trái.
Lại nhớ năm 1984, một độc giả của báo Thể thao TP.HCM ngưỡng mộ tiền đạo Phan Hữu Phát đã làm một bài thơ vui tặng anh với cách gieo vần nhộn nhịp: Tiền đạo Phan Hữu Phát/ Mỗi ngày càng to xác/ Chắc ít khi ăn lạt/ Chỉ dùng thịt ba lát/Nhưng Phát đá hay ác/ Kỹ thuật hơn người khác/ Có nhiều động tác gạt/ Đối phương bị tổ trác/ Từ hai cánh Phát tạt/ Nhiều đường chuyền thoáng mát/ Đến chân Thòn vừa sát/ Thòn sút một cái chát/ Đường bóng bay quá đát/ Bay lên trời xanh ngát/ Ngoài sân bà la sát/ Tức tối miệng cười nhạt.
Có khi bị kèm sát/ Hay bị đeo sát rạt/ Phát không hề nhút nhát/ Phóng ào như dòng thác/ Chạy kiểu chân chữ bát/ Nhanh như loài chim vạc/ Sắc như mũi tên bạc/ Nhập vào chấm đá phạt/ Thủ môn còn kinh ngạc/ Phát sút một bàn gác/ Quả bóng a-đi-đát/ Làm mành lưới rách nát/ Khen Tam Lang đầu bạc/ Luyện được con gà ác/ Đó là Phan Hữu Phát/ Người chỉ huy dàn nhạc.
Cựu danh thủ hội ngộ trong trận cầu nghĩa tình
NSND Việt Anh, cựu cầu thủ Trần Văn Phổ, Nguyễn Hồng Phẩm, Lương Vĩnh Lễ, Đặng Trần Chỉnh và những người bạn thân, cùng cựu cầu thủ CA TP.HCM Phạm Văn Trung, chung tay tổ chức trận đấu nghĩa tình gây quỹ ủng hộ cựu danh thủ Phan Hữu Phát, (Cựu cầu thủ Cảng Sài Gòn, Sở Công Nghiệp và CA TP.HCM) đang điều trị tại bệnh viện 115, giữa đội Cựu cầu thủ Cảng Sài Gòn – Cựu cầu thủ CA TP.HCM và những người bạn.
NSND Việt Anh và anh Trần Văn Phổ, Giám đốc Công ty Bảo vệ Kiên Long trong một trận cầu hỗ trợ tiền đạo Phan Trung Việt.
Thời gian: 14 giờ 30 ngày 28-9 (thứ Bảy). Địa điểm: sân Tao Đàn (số 1, đường Huyền Trân Công Chúa, Quận 1, TP.HCM). Trận đấu có sự góp mặt nhiều cựu cầu thủ thành phố thập niên 80-90 như Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Hồng Phẩm, Đặng Trần Chỉnh, Lương Vĩnh Lễ, Chu Văn Mùi, Bùi Sỹ Thành, Nguyễn Hồng Hải, Bùi Xuân Thủy, Cao Tùng A Vỹ,…
CÔNG TUẤN
123win Online bao gồm các sự kiện bóng đá trên toàn thế giới, bao gồm năm giải đấu lớn của châu Âu, Chinese Super League, Japan – Korea League, South American League, v.v., có thể đáp ứng nhu cầu của hầu hết tất cả người hâm mộ bóng đá.
123win online Tại gai goi, người chơi có thể tận hưởng các buổi phát sóng trực tiếp của các sự kiện thể thao, làm tăng thêm sự hứng khởi và kích …